Ngày nay, kinh doanh online đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ hiện đại thì bán hàng online cũng mang lại hiệu quả cao. Một cách kinh doanh Online mà không cần mở shop đó là bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Dù doanh nghiệp có quy mô như thế nào cũng sẽ sở hữu cửa hàng ít nhất trên một trang Thương mại điện tử. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về cấc sàn thương mại điện tử cũng như là cách để bán hàng trên các kênh thương mại điện tử hiệu quả.
Sàn thương mại điện tử là gì?
Có rất nhiều những định nghĩa về thương mại điện tử. Theo như tổ chức WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Và thương mại điện tử đang dần trở thành một cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn toàn cách thức mua sắm của con người trong tương lai.
Vậy sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng Online được nhiều chủ shop bán hàng hay các công ty và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất.
Những cách bán hàng Online trên kênh thương mại điện tử hiệu quả
Hiểu rõ khách hàng trên cấc kênh thương mại điện tử
Những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới những tệp khách hàng với sự khác biệt rõ rệt. Có thể kể như:
- Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam. Độ tuổi trẻ. Mặt hàng tiềm năng nhất là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em.
- Lazada ngược lại có khách hàng nam nhiều hơn khách nữ.
- Tiki cân bằng giữa hai nhóm với dòng sản phẩm chủ lực là sách, đồ công nghệ. Độ tuổi trẻ.
Nếu tìm hiểu kỹ, khắc họa càng rõ nét chân dung khách hàng thì hiệu quả chiến dịch kinh doanh càng cao. Hãy trả lời các câu hỏi như: Họ có thói quen mua sắm ra sao? Họ thích những sản phẩm nào? Họ thích những đơn vị vận chuyển nào?…
Xây dựng lòng tin khách hàng
Đặt nặng về doanh số là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp bán lẻ. Nên trở thành người tư vấn hơn là người bán hàng. Đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng, cho dù điều đó có thể khiến họ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Niềm tin của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.
Đừng bán sản phẩm mà hãy bán giá trị của sản phẩm
Bán hàng trên các trang thương mại điện tử là phải chấp nhận cuộc chiến về giá.Khách hàng rất coi trọng sự chênh lệch về giá, cùng một số sản phẩm tính năng chắc chắn họ sẽ chọn nhà cung cấp rẻ hơn. Vì vậy, nên chuẩn bị cuộc chiến giá cả:
- Tạo sự khác biệt về sản phẩm.
- Thuyết phục khách hàng về sự ưu việt của sản phẩm bên mình.
- Tạo điều kiện mua sắm thuận lợi: đặt hàng trên page, trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng, thanh toán khi nhận hàng…
- Tặng thêm dịch vụ hậu mãi: quà tặng, freeship bán kính 5km, bảo hành, đổi trả…
- Gây ấn tượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng: tận tình giải đáp những thắc mắc, tư vấn nhiệt tình cho khách hàng.
Áp dụng linh hoạt những chương trình khuyến mãi
Khuyến mãi là hình thức kích kích khách hàng mua hàng. Đối với kinh doanh Online, nhà bán lẻ có thể tạo mã giảm giá cho khách hàng lần đầu mua.
Tham khảo bài viết: Các nền tảng kiếm tiền trực tuyến, tăng thu nhập
Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?
Ở Việt Nam có nhiều sàn thương mại điện tử phổ biến như: Lazada, Shopee, Tiki, Adảyoi, Lotte. Zanado, Zalora… Nhưng vấn đề nên chọn sàn thương mại điện tử nào để kinh doanh là phù hợp? Hãy thử tìm hiểu 4 sàn thương mại điện tử đang nổi trội trên thị trường: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki này xem sao?
Mỗi sàn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Bán hàng trên Lazada
Ưu điểm:
- Lazada hiện đã có mặt tại Việt Nam, cung cấp trên nhiều ngành hàng khác nhau như: Nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao…
- Phần trăm hoa hồng cho người bán hàng có sức hút cao, 5% cho sản phẩm điện tử,10% hoa hồng cho sản phẩm thời trang và các loại sản phẩm khác là 8%.
- Đội ngũ Marketing mạnh mẽ, nhờ các chiến dịch quảng cáo mà Lazada nhắm đúng được đối tượng mua sắm
- Lazada cho phép mở gian hàng Online hoàn toàn miễn phí. Khi có đơn hàng thành công thì tiền hoa hồng, phí vận chuyển theo ngành hàng được áp dụng.
- Các sản phẩm mà các chủ shop đã đăng bán đều được kiểm định rõ ràng từ nơi sản xuất và đảm bảo sản phẩm còn nguyên mới. Nếu khách hàng phát hiện ra sản phẩm không chính hãng, kém chất lượng thì hoàn toàn có thể đổi trả.
- Đồng bộ sản phẩm từ website về các gian hàng trên Lazada, quản lý bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thông qua phần mềm ứng dụng.
- Thái độ làm việc tốt.
Nhược điểm:
- Các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng, vận chuyển khá lớn.
- Thời gian giao hàng dự kiệm là 8-2 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn hàng.
- Nhiều mặt hàng khi đã giảm giá trên Lazada nhưng vẫn cao hơn so với các sàn TMĐT khác.
Bán hàng trên Sendo
Ưu điểm:
- Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT.
- Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ.
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.
- Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.
Nhược điểm:
- Trên Sendo vẫn còn xuất hiện khá nhiều hàng giả, hàng không chính hãng, kém chất lượng bởi cơ chế quản lý người bán hàng chưa tốt
- Hàng hoàn lên tới 20% và vẫn còn tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo
- Vấn đề giao hàng vẫn chưa cải thiện được cho người bán lẫn người mua hàng.
Bán hàng trên Shopee
Ưu điểm:
- Có một lượng khách hàng khủng nên dễ tiếp cận
- Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản
- Bán hàng trên Shopee hoàn toàn miễn phí
- Shopee hỗ trợ vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi.
- Luôn mở những chương trình khuyến mãi cho khách hàng
- Khách hàng có thể sử dụng phần mềm Nhanh.vn để có thể kiểm soát lượng hàng hóa, tồn kho trên Shopee
Nhược điểm:
- Số lượng người bán nhiều nên mức độ cạnh tranh cao
- Xuất hiện hàng giả, hàng nhái nhiều
- Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ ship
Bán hàng trên Tiki
Ưu điểm:
- Các mặt hàng của TiKi đều được kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm phải tốt.
- TiKi tập chung vào ngành sản phẩm như sách, chiết khấu cho mặt hàng này khá cao lên tới 30%- 35%.
- Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
- Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 150.000 đồng trong thành phố Hồ Chí Minh và đối với các tỉnh khác là từ 250.000 đồng.
Nhược điểm:
- Mặt hàng còn chưa đa dạng.
- Mất nhiều thời gian khi xét duyệt, chỉnh sửa nội dung hình ảnh.
- Tồn kho quá nhiều cần kiểm soát đầu sách bán ra do TiKi giới hạn lượng hàng nhập về.
- Thời gian giao hàng lâu từ 4-10 ngày làm việc, tùy thuộc vào các tình.
Sau khi nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của 4 kênh thương mại điện tử, bạn đã có sự lựa chọn chưa?
Tổng kết
Mong rằng bài viết “Kinh nghiệm bán hàng Online trên kênh thương mại điện tử thu hút khách hàng” giúp bạn nhiều trong công việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Tóm lại, bán hàng trên các kênh thương mại không quá khó khăn chỉ cần bạn hiểu hết những nội dung trên là bạn đã thành công rồi!