Shopee vượt xa Tiki, Lazada và Sendo trong “cuộc đua” thương mại điện tử

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và vượt trội hơn so với các nước khác trong thị trường Thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á. Theo đó, nước ta đang trở thành “miếng mồi ngon” được các nhà bán lẻ, đầu tư, các nhãn hàng quốc tế nhắm đến. Nói đến Thương mại điện tử thì chúng ta không thể bỏ qua 4 “ông trùm” E – commerce đáng nắm giữ nhiều thị phần nhất tại Việt Nam; đó là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo.

Thống kê số liệu

Theo số liệu bản đồ Thương mại điện tử do iPrice Group công bố; Shopee đang đứng đầu về lượt truy cập website với 52,493,300 lượt truy cập web quý II/2020. Con số này đã vượt qua đỉnh cao mà Lazada thiết lập vào năm 2017.

Vị trí ở sau Shopee là Thế giới di động với hơn 25,100 nghìn lượt truy cập website; Tiki đứng thứ 3 với hơn 21,147 nghìn; Lazada xếp sau với hơn 18,524 nghìn; Sendo đứng thứ 6 với hơn 14,550 nghìn lượt.

Như thế, Tiki đã quay trở lại Top 2 (chỉ tính sàn TMĐT) sau 2 quý bị Sendo vượt mặt. Tuy vậy, lượt truy cập vẫn giảm, cụ thể giảm 500,000 lượt/tháng so với quy IV/2019. Lượng truy cập của Lazada giảm 7,3 triệu/tháng và của Sendo giảm 9,6 triệu lượt/tháng so với quý trước.

Với “kỷ lục” được tạo ra lần này; Shopee đã bỏ xa các đối thủ còn lại trong thị trường thương mại điện tử. Lượng truy cập của Shopee tăng cao thì 3 đối thủ còn lại cùng nhau sa sút khi lượng truy cập đồng loạt giảm. Đặc biệt, tổng truy cập  của Tiki, Lazada và Sendo chỉ hơn 54,200 nghìn lượt; chỉ cao hơn một chút so với một mình Shopee.

Hồi đầu năm 2020, người ta đã nghe loáng thoáng về tin đồn 2 tháng TMĐT là Tiki và Sendo đàm phán để thảo luận sáp nhập vào nhau; với mục đích trở thành “đối trọng” của 2 đối thủ còn lại là Shopee và Lazada. Tuy nhiên, thương vụ này cuối cùng lại “mất hút”; và  cả hai đều bị giảm lượng truy cập liên tiếp qua các quý; tụt khá xa so với vị trí số 2 là Shopee.

Không chỉ thống trị về lượng truy cập web; Shopee còn dẫn đầu thị trường về lượng truy cập Smartphone. Phía sau lần lượt là Lazada, Tiki và Sendo.

Nguyên nhân sụt giảm

Về nguyên nhân sụt giảm được đưa ra một phần là do trong giai đoạn dịch Covid – 19; các sàn giao dịch TMĐT hạn chế hoạt động quảng cáo và khuyến mãi; thay vào đó, họ đẩy mạnh livestream và game trên nền tảng ứng dụng và mạng xã hội. Mục đích của họ là tận dụng lúc người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà; có nhiều thời gian lên mạng xã hội, tương tác và tăng độ gắn kết với khách hàng; đồng thời thử nghiệm những tính năng mới.
Hơn nữa, trong giai đoạn dịch vẫn còn hoành hành, nhu cầu mua sẵm trực tuyến của người tiêu dùng ít nhiều bị ảnh hưởng, thay đổi liên tục và khó dự đoán trước được.

Hàng loạt mặt hàng bất ngờ “hot”

Ngành hàng “hot” nhất không thể không kể đến, là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Theo thống kê, chỉ trong tháng 2, nhu cầu mua sắm các sản phẩm như là khẩu trang và gel rửa tay tăng đến hơn 600% so với tháng 1.

Đến tháng 3, khi mà các công ty bắt đầu cho nhân viên làm việc online hoặc tạm dừng hoạt động; điều này đồng nghĩa với việc người lao động ở nhà nhiều hơn; nhu cầu của ngành hàng bách hóa trực tuyến lại tăng lên như “vũ bão”. Lượt truy cập của Bách Hóa Xanh tăng 49% so với quý IV/2019. Trước đó, ngành hàng này không phải tâm điểm của thị trường Việt Nam, khi mà chỉ có Bách Hóa Xanh và BigC năm trong Top 50 website Thương mại điện tử của Việt Nam; ít hơn nhiều so với 10 website Ngành hàng di động và 7 website Ngành hàng thời trang.

Ngược lại với Ngành hàng bách hóa thì Thời trang và Điện máy là hai ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa dịch. Trong 3 tháng đầu năm 2020, các website của Ngành hàng Thời trang giảm trung bình 38% lượng truy cập so với quý trước; ngành điện máy trong tháng 2 giảm 17% so với tháng 1/2020.  Một điều may mắ là thị trường điện máy trong tháng 3 bắt đầu hồi phục trở lại; nhờ vào nhu cầu sử dụng laptop, microphone, màn hình, webcam vào quá trình học tập và làm việc trực tuyến.

Thị trường Thương mại điện tử sau 3 tháng đầu năm 2020 đã trải qua khá nhiều chuyển biến. Đây cũng được xem là những cơ hội cũng như thách thức cho các sàn giao dịch TMĐT; đòi hỏi họ phải luôn nhanh nhạy, linh hoạt và sẵn sàng với những thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, môi trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

Lời kết

Trong bối cảnh dịch Covid – 19 vẫn đang đe doa đến nền kinh tế và đời sống của người dân; chắc hẳn nhu cầu mua sắm online vẫn còn “nóng hổi”. Theo đó, tỷ lệ khách hàng thanh toán trực tuyến cũng tăng lên. Hi vọng các ông trùm TMĐT của Việt Nam có thể đưa ra những chiến lược phát triển và cạnh tranh phù hợp, nâng vị thế của sàn TMĐT Việt Nam; đồng thời, đáp ứng nhu cầu mua sắm online ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tin chắc rằng trong tương lai, thị trường TMĐT tại Việt Nam sẽ còn phát triển vượt bậc hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tôi không phải là người máy *